Kho báu quốc gia / Tài sản văn hóa quan trọng (Tòa nhà)thành Fukuyama

Ngày đăng kí:1933.01.23

Tháp lâu đài được xây dựng lại vào năm 1966: Được cung cấp bởi Bảo tàng lâu đài Fukuyama

Lâu đài Fukuyama tiếp giáp với ga Shinkansen Fukuyama: Được cung cấp bởi Bảo tàng lâu đài Fukuyama

Công việc sửa chữa quy mô lớn được thực hiện hướng tới kỷ niệm 400 năm xây dựng lâu đài vào năm 2022

Tòa tháp của lâu đài trước khi nó bị phá hủy bởi các cuộc không kích. Tầng 1 đến tầng 4 phía bắc được lợp bằng tôn đen.

Khi lâu đài Fukuyama được xây dựng, lâu đài Fushimi ở Kyoto đã được di dời.

Dòng chữ cho biết nó nằm trong lâu đài Fushimi: Được cung cấp bởi Bảo tàng lâu đài Fukuyama

Cổng sắt cơ bắp nhìn từ

Tòa nhà chính phong cách Nhật Bản của Fukuju Kaikan được xây dựng như một biệt thự triệu phú vào đầu thời Showa

Trang trí cột và cửa sổ giả theo phong cách Phục hưng Venice ấn tượng

Quán cà phê đặc sản đồ ngọt "Maison Ambe" mở ở tầng 1 của tòa nhà theo phong cách phương Tây

nhận xét

nhận xét

Công viên lâu đài Fukuyama, trung tâm của Di tích thành Fukuyama, có nhiều cây xanh là nơi để người dân thư giãn. Điểm nổi bật là "" được di dời từ lâu đài Fushimi ở Kyoto, nơi tướng quân mở ra Mạc phủ Edo cũng sống. Lâu đài này được xây dựng để tăng cường phòng thủ phía Tây Nhật Bản khi vị lãnh chúa phong kiến đầu tiên chuyển đến khu vực này. Ngoài việc lâu đài được xây dựng, một lượng lớn vàng và bạc đã được cho vay, điều này cho thấy mức độ tin tưởng sâu sắc vào Katsunari của Mạc phủ.

open

Chú thích

1) Tháp pháo Fushimi thuộc thành Fukuyama

Tháp pháo Fushimi, được chỉ định là tài sản văn hóa quan trọng cấp quốc gia, là công trình được di dời và xây lại từ thành Fushimi bị bỏ hoang ở Kyoto vào năm 1619, một năm trước khi bắt đầu thi công thành Fukuyama. Thành Fushimi cũng là nơi Tokugawa Ieyasu, vị tướng quân mở ra thời kỳ Mạc Phủ Edo, từng sống.

Ban đầu, tháp pháo đóng vai trò phòng ngự và canh gác tòa thành, đồng thời cũng được sử dụng làm nhà kho chứa vũ khí, áo giáp và nhu yếu phẩm hàng ngày. Tháp pháo Fushimi là loại tháp pháo ba tầng ba lớp cỡ lớn, là công trình cao cấp có thể sánh ngang với tháp canh ở các tòa thành khác.

Nhiều công trình bên trong lâu đài, bao gồm cả tháp canh đã bị phá hủy bởi các cuộc không kích năm 1945, khi chiến tranh Thái Bình Dương gần mãn cuộc, duy chỉ có tháp pháo Fushimi và cổng Sujigane là tránh được thiệt hại. Trong đợt tháo dỡ và tu sửa năm 1954, người ta tìm thấy dòng chữ "Matsu no Maru no Higashi Yakura" được khắc trên thanh dầm ở tầng hai của tháp pháo, chứng tỏ rằng nó đã được di dời từ thành Fushimi. Tương truyền rằng, trên khắp Nhật Bản vẫn còn nhiều công trình khác được di dời và xây lại từ thành Fushimi, nhưng không có bằng chứng xác đáng nào khác được tìm thấy.

Trước khi di dời và xây dựng lại, công trình này được cho là có niên đại vào khoảng năm 1598 đến năm 1602, và có thể nói đây là loại tháp pháo ba tầng lâu đời nhất còn tồn tại ở Nhật Bản.

2) Cổng Sujigane thuộc thành Fukuyama

Cổng Sujigane, được chỉ định là tài sản văn hóa quan trọng cấp quốc gia, là cổng chính bao quanh thành Fukuyama. Có giả thuyết cho rằng vào thời điểm thành Fukuyama được xây dựng từ năm 1620 đến năm 1622, cùng với tài sản văn hóa quan trọng là tháp pháo Fushimi kế bên, cổng Sujigane cũng được di dời và xây lại từ thành Fushimi ở Kyoto. Tuy nhiên, khác với tháp pháo Fushimi, không có bằng chứng xác thực nào về việc di dời và xây lại được tìm thấy.

Đây là một cổng tháp pháo điển hình với cổng được kẹp giữa những bức tường đá, và trên tầng 2 được trang bị một tháp pháo chắn ngang chúng. Cổng tháp pháo là một cổng bảo vệ vững chắc, có thể tấn công kẻ thù đến xâm chiếm bằng súng từ phía trên cổng. Việc dát thêm một tấm sắt mỏng ở cánh cổng giúp làm tăng khả năng phòng vệ, vì vậy tấm sắt đó chính là nguồn gốc của cái tên (Sujigane - 筋鉄, trong đó 筋 nghĩa là gân, cốt; 鉄 nghĩa là sắt thép).

Mặt tường được trang trí bằng những tấm gỗ nằm ngang và những thanh nối ngang, toàn bộ bức tường được phủ một lớp thạch cao phòng lửa, và thiết kế thì giống với tháp pháo Fushimi.

Ở các thanh chống, thanh dầm và cột trụ ở tầng hai, người ta sử dụng lại rất nhiều vật liệu có dấu vết đã được sử dụng trong các công trình khác. Người ta cũng chỉ ra rằng có khả năng cổng thành được xây dựng bằng cách sử dụng lại vật liệu của thành Tomo và thành Kannabe được cho là ở gần đó.

3) Di tích thành Fukuyama

Thành Fukuyama là tòa thành được xây dựng để tăng cường phòng thủ phía Tây Nhật Bản, khi Mizuno Katsushige, vị lãnh chúa phong kiến đầu tiên vùng Fukuyama nhận chức ở khu vực này. Thành được xây dựng từ năm 1620 đến năm 1622.

Mizuno Katsushige là em họ của Tokugawa Ieyasu - vị tướng quân lập ra Mạc phủ Edo. Dù ra chiến trường với tư cách là một Đại tướng, ông vẫn là người đầu tiên xông vào phòng tuyến của địch, điều mà chưa ai từng làm. Được kỳ vọng ở sự dũng cảm ấy, ông được giao cho nhiệm vụ quan trọng là tăng cường phòng thủ để các cuộc phản loạn không xảy ra ở phía Tây Nhật Bản, nơi mà nhiều thuộc hạ trước đây của gia tộc Toyotomi đang đối địch với gia tộc Tokugawa.

Các tháp canh có sự khác biệt về kích thước giữa tầng một và tầng năm, là công trình nhỏ nhất trong lịch sử kiến trúc tòa thành. Tầng trên cùng được xây lớn bằng phương pháp xây dựng mới nhất lúc bấy giờ, để nó nổi bật khi nhìn từ xa, trong khi vẫn kiểm soát chi phí bằng cách xây tầng một nhỏ hơn.

Hầu hết các công trình kể cả tháp canh - được chỉ định là bảo vật quốc gia - đều bị thiêu hủy bởi các cuộc không kích vào năm 1945, giai đoạn cuối chiến tranh Thái Bình Dương. Tuy nhiên từ năm 1966 đến năm 1973, các tháp canh, phòng tắm trong cung điện, tháp pháo Tsukimi, tháp pháo Kagami đều được xây dựng lại. Các tháp canh sau khi xây lại đang được sử dụng như bảo tàng thuật lại lịch sử thành phố Fukuyama.

4) Hội quán Fukuju ở thành phố Fukuyama

Hội quán Fukuju - tài sản văn hóa hữu hình đã đăng ký, được ông Anbe Wasuke xây dựng từ năm 1935 đến năm 1937 như một nơi nghỉ dưỡng. Ông Anbe có biệt danh là "Vua cá khô bào", là một người làm giàu nhờ việc tạo ra món cá khô bào và các sản phẩm đã chế biến để có thể lấy được nước dùng từ cá một cách dễ dàng. Trước đó, một kho dự trữ gạo cho thành Fukuyama kế bên đã được xây dựng tại đây.

Ngoài tòa nhà chính và phòng trà theo kiến trúc kiểu Nhật thì một tòa nhà hai tầng kiểu phương Tây cũng được xây lên. Tòa nhà phương Tây này được trang trí cột và cửa sổ mô phỏng theo kiểu Venice thời Phục Hưng, thể hiện rõ nét đặc trưng của kiến trúc phương Tây đầu thời Chiêu Hòa.

Sau Thế chiến II nó đã bị GHQ chiếm mất, nhưng đã được ông Shibuya Noboru - một doanh nhân xuất thân từ thành phố Fukuyama mua và tặng cho thành phố.

Thành phố sử dụng nơi đây để làm văn phòng, nhà khách của thành phố, hội trường cho thuê hoặc tổ chức đám cưới. Ngày nay, tòa nhà theo kiến trúc kiểu Nhật cũng được sử dụng làm triển lãm trang phục truyền thống của Nhật hay các dụng cụ trong trà đạo, hoặc sử dụng cho các buổi học trà đạo và nhạc cụ truyền thống của Nhật.

Còn tòa nhà theo phong cách phương Tây thì có phòng hội nghị cho thuê ở tầng hai và quán cà phê ở tầng một, được ưa chuộng làm nơi thư giãn nghỉ ngơi khi nhìn ngắm khu vườn.

Bạn đã hiểu nội dung chú thích chưa?

Thông tin di sản văn hóa

【Thời gian】

Bảo tàng lâu đài Fukuyama: 6: 00-22: 00

【Ngày nghỉ định kì】

Thứ hai (ngày tiếp theo nếu là ngày lễ quốc gia), 28 tháng 12 đến ngày 31 tháng 12 cuối năm * Cho đến khoảng đầu tháng 8 năm 2022, bảo tàng đóng cửa trong một thời gian dài do sửa chữa lại và sửa chữa địa chấn.

【Giá tiền】

Phí nhập học sau khi mở cửa trở lại vẫn chưa được quyết định

【Thông tin ngoài】

https://fukuyama400.jp/

Quay lại danh sách di sản văn hóa